KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO: QUY LUẬT 2%

Điều gì nảy ra trong đầu bạn khi bạn nghĩ về trading thành công? Hầu hết trader đều tin rằng thành công trong trading là về việc tìm thấy cơ hội trading hoàn hảo và đầu cơ vào đó. Thực tế thì câu trả lời đúng phải là tính kiên định. Có thể bạn đã biết rằng để giao dịch, trader phải tuân thủ theo các quy tắc cụ thể. Việc quản lý rủi ro cũng là một bộ quy tắc như đã nói. Đáng tranh cãi và quan trọng hơn hết là nếu muốn kiếm tiền thì trước hết hãy học cách quản lý thua lỗ đúng đẵn.

Quản lý rủi ro là khái niệm chính yếu trong trading mà các trader mới chưa có kinh nghiệm cần phải hiểu và học cách áp dụng. Nhưng tiếc thay, chủ đề này thường bị coi nhẹ, thỉnh thoảng còn bị bỏ qua vì không quan trọng. Tuy nhiên, không dưới một trader đã từng phá sản vì thiếu các quy tắc và thiếu kỹ năng quản lý rủi ro.

Khi bạn mong một giao dịch đơn lẻ sẽ thay đổi cuộc đời bạn theo hướng tốt hơn, thì có nghĩa là bạn đang chơi trò đánh bạc (rõ ràng là tác dụng ngược). Nhưng trên thực tế, trading không khác gì một trò đánh bạc. Bạn càng sớm hiểu ra điều này càng tốt. Nếu bạn thấy bản thân nghĩ về trading như các trò may rủi mù quáng thì rõ ràng bạn đang hành động sai. Quy luật quản lý rủi ro nhằm bảo lãnh bạn và giúp toàn bộ hành trình trading của bạn hiệu quả hơn.

Quy tắc 2%

Đầu tư một khoản tiền ngẫu nhiên vào một giao dịch (chỉ vì bạn nghĩ rằng đó là ý tưởng hay) rất giống với trò đánh bạc. Mặt khác, dồn một khoản tiền đã tính toán kỹ lưỡng thì có thể hưởng lợi trong dài hạn. Rất nhiều người đồng ý rằng khoản tiền tối ưu mà bạn đầu tư vào một giao dịch đơn lẽ không nên vượt quá 2% toàn bộ vốn bạn có.

https://blog.iqoption.com/wp-content/uploads/2018/10/Screenshot_1-25-1024x481.jpg

Trong trường hợp này thì 56% bằng chính xác 2% tổng tài khoản.

Biết cách quản lý rủi ro để trở thành trader thành công cũng quan trọng như phát hiện ra việc đảo ngược xu hướng hay việc mở giao dịch đúng hướng…

Dù bạn sử dụng chiến lược giao dịch nào thì thỉnh thoảng bạn cũng có thể gặp xui xẻo. Đó là lúc mà quy luật quản lý rủi ro đặc biệt quan trọng. Khi thắng liên tục giao dịch này tới giao dịch khác, thì chẳng vấn đề gì nếu bạn dùng 1% hay 50% tiền để đầu tư trading . Thực sự thì sẽ càng vui nếu bạn dồn càng nhiều tiền càng tốt khi đảm bảo sẽ thành công. Tuy nhiên, trên thực tế, luôn có khả năng thất bại (tỷ lệ này khá cao).

Vì vậy, có thể bạn muốn tìm mức cân bằng giữa khoản lời và khoản lỗ tiềm tàng mà bạn có thể phải chịu. Một số trader xác định mức 2% vốn trading của họ trong mỗi giao dịch. Vì sao? Bởi vì, theo họ thì 2% là đủ tốt để việc trading vững chắc và cũng đủ linh hoạt để sống sót khi xủi xẻo mà dù sớm hay muộn gì cũng xảy ra. Chúng ta hãy lấy ví dụ để hiểu rõ hơn về tính logic của vấn đề này. Chẳng hạn, hãy nhìn vào kết quả thua lỗ sau 5 phiên giao dịch và so sánh những gì xảy ra khi bạn dồn 2% và 10% vốn trading vào một phiên đơn lẻ.

# of the deal 2% 10%
0 10,000 10,000
1 9,800 9,000
2 9,604 8,100
3 9,411 7,290
4 9,223 6,561
5 9,039 5,904

Như bạn thấy trong ví dụ này, có sự khác nhau rất lớn giữa mức 2% và 10%. Khi dồn 2% vốn vào một giao dịch đơn lẻ thì mức thu lỗ chỉ 10% số vốn ban đầu. Với mức 10% trong mỗi giao dịch thì thua lỗ có thể hơn 40% sau chỉ 5 phiên giao dịch thất bại. Rất khác nhau! Dù bạn giỏi tới mức nào thì khi may mắn hay khi xui xẻo bạn vẫn cần khiêm tốn và tuân theo quy tắc khi có thể.

Hãy nhớ rằng, là một trader, bạn không nên tìm kiếm giải độc đắc. Thay vì vậy, bạn nên quan tâm tới nhiều thắng lợi nhỏ, mỗi cái sẽ giúp bạn ngày càng tiến gần hơn tới đích.

Việc dồn quỹ không chỉ là quy tắc quản lý rủi ro duy nhất cần tuân theo. Đó là thứ mà quen thuộc với bản thân bạn, và quan trọng hơn hết là sử dụng trong các giao dịch hàng ngày. Chỉ cần tuân theo quy tắc đơn giản này có thể làm tăng đáng kể cơ hội tiện bộ của bạn.

5/5 - (1 bình chọn)

Dũng Phạm

Tôi là một nông dân chính hiệu đam mê internet và chia sẻ các kiến thức cá nhân có được. Sau nhiều năm tìm hiểu về cách sử dụng máy tính tôi đã thực hiện việc gõ văn bản thành thạo. Đầu tư tài chính cũng là một sự đam mê của tôi và tôi mong muốn chia sẻ kiến thức về tài chính tới mọi người
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x