Chiến thuật giao dịch: Mô hình Wedge

Mô hình Wedge được hình thành trong một thị trường có xu hướng biến động giá và thường dẫn đến sự tiếp tục biến động giá dài hạn.  Hãy đọc tiếp để tìm hiểu xem mô hình wedge được giao dịch như thế nào.

Mô hình Wedge là gì?

Một trong những trụ cột của lý thuyết phân tích kỹ thuật là tâm lí thị trường diễn biến khó lường không theo quy luật, và sự biến động giá thường sẽ tự lặp lại cũng như những sự biến động như vậy có thể nhận biết và dự đoán trước được. Một mô hình được đưa ra để minh họa cho vấn đề này là mô hình wedge. Mô hình wedge hình thành trong thị trường có xu hướng biến động giá và thường phát ra những tín hiệu về sự tiếp tục di chuyển và sự tiếp tục di chuyển trong dài hạn sẽ mang lại Mức chi trả (Payout) cho nhà giao dịch.

Mô hình wedge là gì? Một mô hình wedge là một hình tam giác được hình thành trong một xu hướng, tương tự như mô hình giá lá cờ hoặc mô hình giá cờ đuôi nheo, nhưng với một thời hạn dài hơn. Thường mất nhiều thời gian hơn cho mô hình wedge để hình thành một hình tam giác và mô hình này cũng có độ rộng góc mở lớn hơn. Ví dụ như, trong một đồ thị hằng ngày, mô hình lá cờ hoặc cờ đuôi nheo có thể được hình thành trong một vài ngày hoặc vài tuần, chưa đầy một tháng, trong khi mô hình cái nêm phải mất rất nhiều tuần để hình thành.

Độ rộng góc mở vô cùng quan trọng đối với mô hình này và các dạng đồ thị mô hình kỹ thuật. Độ rộng góc mở biểu thị kích cỡ của mô hình. Đối với giao dịch ngoại hối, nó có thể được đo bằng pip, đối với vốn chủ sở hữu, tiền mã hóa hoặc các chỉ báo, nó có thể được đo bằng dollars/euros hoặc điểm phần trăm. Độ rộng góc mở quan trọng vì đó là cơ sở để bạn lên kế hoạch các mục tiêu giá cả khi mô hình này bị phá vỡ.

Mô hình wedge được hình thành như thế nào?

Một mô hình wedge được hình thành từ sự chuyển động lên xuống của các nhà giao dịch có xu hướng lên giá (Con bò) và xu hướng xuống giá (Con gấu). Trong trường hợp lên giá, giá có thể chạm đến một ngưỡng đỉnh, tại vị trí đó, các nhà giao dịch có xu hướng lên giá nhận được Mức chi trả, và/hoặc các nhà giao dịch có xu hướng xuống giá bắt đầu bán ra. Sau khi đợt bán hạ giá đầu tiên diễn ra (có thể kéo dài trong một tuần hoặc hơn), các nhà giao dịch có xu hướng lên giá có thể quay trở lại thị trường để hưởng lợi thế từ mức giá thấp được chào bán. Tại thời điểm này, hành động giá lại tăng chạm đến một ngưỡng mới, tuy nhiên, lần này xu hướng xuống giá – con gấu lại đến nhanh hơn và bắt đầu đẩy giá xuống thấp trở lại.

Sự lên xuống trong xu hướng biến động giá đã thể hiện “Cuộc chiến” xu hướng giá giữa bò và gấu. Đối với thị trường “bò”, người mua được hậu thuẫn bởi các nguyên tắc cơ bản, trong khi đó, ở thị trường gấu, người mua bị dẫn dắt bởi nỗi sợ hãi của họ. Hiển nhiên, bò sẽ chiến thắng vì số lượng các nhà giao dịch có xu hướng này chiếm ưu thế, luôn có nhiều nhà giao dịch “bò” hơn là “gấu” trong một thị trường “bò”. Khi điều này xảy ra, giá cả sẽ vượt ra khỏi mô hình wedge và bắt đầu dịch chuyển lên những ngưỡng cao hơn. Sự vượt ngưỡng là chỉ báo tín hiệu để xâm nhập thị trường và ngoài ra, sự xâm nhập còn có thể được xác nhận bằng các chỉ báo khác.

Làm thế nào để giao dịch theo Mô hình Wedge?

Bạn phải thật sự cẩn thận, ít nhất là cho đến khi sự vượt ngưỡng về giá diễn ra. Một khi diễn ra sự vượt ngưỡng này, bạn có thể yên tâm về sự tiếp tục di chuyển giá ổn định theo xu hướng phổ biến, một sự tiếp tục di chuyển mà theo đó các xu hướng di chuyển giá theo tín hiệu sẽ được hình thành đều đặn, với sự thường xuyên và mức độ tin cậy dựa trên các tín hiệu cao. Trước khi diễn ra sự vượt ngưỡng, các nhà giao dịch có thể tận dụng phương pháp lướt sóng trong mô hình wedge để tận dụng các cơ hội giao dịch ngắn hạn.

Bây giờ, làm thế nào để nhận biết Mô hình Wedge ở những khung thời gian khác nhau? Rất đơn giản, tôi có thể nói rằng. Mô hình Wedge (cái nêm) trên một đồ thị này là một hình tam giác hoặc là một lá cờ trên một đồ thị khác. Hãy nghĩ về nó như thế này; một lá cờ hoặc một hình tam giác trên một đồ thị hằng ngày là một tín hiệu ngắn hạn đối với loại đồ thị này, nhưng đối với một đồ thị dài hạn, thì tín hiệu này lại là một tín hiệu dài hạn. Nếu đi sâu vào đồ thị hằng ngày, lá cờ này có thể nhìn giống như một cái nêm hơn khi nhìn cận cảnh. Điều đó cũng tương tự với một đồ thị hằng ngày. Một lá cờ hoặc cờ đuôi nheo trên đồ thị hằng ngày, khi được nhìn tập trung và cận cảnh hơn trên một đồ thị hằng giờ, trông giống như một mô hình đáng mến, và có thể giao dịch được – đó chính là Mô hình wedge.

5/5 - (1 bình chọn)

Dũng Phạm

Tôi là một nông dân chính hiệu đam mê internet và chia sẻ các kiến thức cá nhân có được. Sau nhiều năm tìm hiểu về cách sử dụng máy tính tôi đã thực hiện việc gõ văn bản thành thạo. Đầu tư tài chính cũng là một sự đam mê của tôi và tôi mong muốn chia sẻ kiến thức về tài chính tới mọi người
Theo dõi
Thông báo của
guest

4 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
ngoc dũng
ngoc dũng
4 năm trước

xin chào các anh chị…xin cho hỏi: 2 lần đầu tôi nạp tiền vào tài khỏan Iqoption của mình bằng thẻ mastercard và bị cháy, lần thứ 3 tôi nạp tiền bằng internet banking của ngân hàng IBDV..bây giờ tôi muốn rút cả tiền gốc và lãi về bằng internet banking thì phải làm như thế nào?..xin cảm ơn nhiều

Huong
5 năm trước

Admin cho mình xin sdt dc ko ? Mình cần hỗ trợ lập tk iq option

4
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x