Các Chỉ Báo Kỹ Thuật Mới Làm Sao Để Lựa Chọn Đúng Khi Giao Dịch

Với việc số lượng chỉ báo kỹ thuật trên nền tảng thanh toán IQ Option gia tăng hằng ngày, lựa chọn một chỉ báo phù hợp với phong cách và xu hướng giao dịch cá nhân của bạn có lẽ không phải là điều dễ dàng. Hơn 100 loại chỉ báo kỹ thuật có thể được tìm thấy trong các thanh bảng chọn tương ứng của phòng giao dịch. Nhưng làm thế nào để bạn có thể lựa chọn chỉ báo tốt nhất? Hôm nay chúng ta sẽ có một cái nhìn cận cảnh hơn đối với tất cả các loại chỉ báo kỹ thuật chính và chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn bao quát về tổng quan các đặc tính của chúng mà một nhà phân tích kỹ thuật mong muốn được biết.

Tất cả các chỉ báo phân tích kỹ thuật, có thể được tìm thấy trên nền tảng IQ Option, đều thuộc sáu loại chính với những đặc tính và cách thức sử dụng riêng biệt của chúng: Chỉ báo của tốc độ thay đổi giá (momentum – hay còn gọi là xung lượng), xu hướng di chuyển giá, phạm vi biến động giá, trung bình động, khối lượng giao dịch hoặc loại “khác”.

Chỉ báo của tốc độ thay đổi giá (xung lượng), như tên gọi của nó, theo dõi tín hiệu biến động giá của thị trường. Nói một cách khác, chúng hỗ trợ ước tính xung lượng của xu hướng biến động giá theo hướng tăng hoặc giảm. Sự biến động diễn ra càng nhanh, xung lượng càng mạnh. Nhưng tại sao bạn lại cần biết về chỉ báo này? Trong giao dịch, độ mạnh (xung lượng) của xu hướng di chuyển cũng quan trọng như chiều di chuyển của xu hướng. Xu hướng di chuyển càng mạnh, càng có nhiều cơ hội giao dịch cho các nhà giao dịch. Các mức độ khi đặt lệnh dừng lỗ (stop-loss) hoặc chốt lời (take profit) cũng có thể được thiết lập khác nhau giữa một thị trường có tốc độ di chuyển chậm và một thị trường có độ bất ổn định lớn. Một số chỉ báo xung lượng phổ biến bao gồm: chỉ báo giao động Aroon, chỉ báo giao động Awesome, chỉ báo cân bằng sức mạnh (Balance of Power), chỉ báo giá dao động giá bán (Detrended Price Oscillator), và chỉ báo dao động ngẫu nhiên (Stochastic Oscillator)

Aroon và DPO (Giá dao động giá bán) – các chỉ báo xung lượng phổ biến

Các chỉ báo xu hướng hỗ trợ bạn xác định chiều của xu hướng di chuyển. Một số người có thể nói rằng chiều của xu hướng di chuyển có thể dễ dàng nhận biết được và không cần phải có bất kỳ công cụ hỗ trợ nào để phát hiện ra. Tuy nhiên, đôi lúc xem xét các khía cạnh nhất định của xu hướng một cách riêng biệt lại có lợi cho các nhà giao dịch. Hơn thế nữa, các công cụ trong nhóm chỉ báo loại này có thể đưa ra cho bạn một góc nhìn mới về xu hướng hiện hành và cung cấp cho bạn một sự hiểu biết tốt hơn/sâu hơn về các quá trình cơ bản của thị trường.

Các chỉ báo xu hướng phổ biến bao gồm: chỉ báo chỉ dẫn dịch chuyển trực tiếp trung bình, dải Bollinger %B, chỉ báo kênh hàng hóa CCI, mây Ichimoku, chỉ báo năng động McGinley, và chỉ báo kết hợp giữa giá và thời gian để hình thành những tín hiệu mua – bán trên thị trường Parabolic SAR.

Chỉ báo về giao động, như tên gọi của nó, đo lường trạng thái biến động của một tài sản nhất định. Có thể nói rằng độ giao động càng lớn, rủi ro tài chính liên quan đến tài sản càng lớn, nhưng cũng tiềm ẩn mức chi trả cao cho nhà giao dịch. Chỉ báo về giao động, vì thế, giúp xác định những khoảng thời gian giao động giá nhanh và chậm. Khi thị trường ổn định và giá cả vẫn giữ nguyên, độ giao động thấp và các cơ hội đầu tư cũng bị giới hạn. Khi giá bắt đầu thay đổi, độ giao động của thị trường tăng lên. Các chỉ báo nổi bật của loại này bao gồm Chỉ báo khoảng giao động trung bình thực tế (ATR – Average True Range), dải Bollinger, chỉ báo Donchian channel.

Trung bình động là một nhóm các chỉ báo riêng biệt và tất cả đều hoạt động theo cùng một phương thức tương tự nhau. Tóm lại, nhóm chỉ báo này làm mượt đường xu hướng giá, giảm các tín hiệu nhiễu giá và giúp cho xu hướng di chuyển giá ẩn bên dưới nổi bật hơn. Chúng càng đặc biệt hữu ích khi thị trường đang không chắc chắn về xu hướng di chuyển giá trong tương lai. Bên cạnh đó, khi điểm đảo chiều của xu hướng cần được thiết lập, hai hoặc nhiều đường trung bình động hơn có thể tạo thành một hệ thống giao dịch của riêng chúng.

Không giống như tất cả các chỉ báo khác, các chỉ báo khối lượng giao dịch không dựa trên hành động giá. Thay vào đó, chúng sử dụng các bộ dữ liệu khác nhau, chính là khối lượng giao dịch. Các chỉ báo khối lượng giao dịch này có thể là công cụ hỗ trợ tuyệt vời khi bạn đang cố gắng chọn thời điểm giao dịch. Khối lượng giao dịch tăng/giảm có thể là chỉ báo của xu hướng đảo ngược sắp diễn ra. Vì thế, chỉ báo này cũng phổ biến như một công cụ bổ trợ. Số lượng các chỉ báo này cũng khá giới hạn, với mỗi chỉ báo lại hoạt động theo một cách khác nhau.

Chỉ báo khối lượng giao dịch theo làn sóng Weis

Các chỉ báo “khác” bao gồm tất cả những chỉ báo khác (đa phần là những loại khác biệt so với những chỉ báo còn lại) không thuộc các loại đã được liệt kê ở trên. Mặc dù hơi khác biệt so với các chỉ báo đã đề cập ở trên, đa phần các chỉ báo này có thể trở thành một công cụ hỗ trợ đáng giá đối với việc đầu tư của bạn nếu như được áp dụng chính xác.

Có bao nhiêu chỉ báo bạn nên sử dụng cho một hệ thống giao dịch đơn lẻ? Câu trả lời khá đa dạng tùy thuộc vào người mà bạn đặt câu hỏi cho họ. Tuy nhiên, nguyên tắc chung là không nên sử dụng nhiều hơn ba chỉ báo. Trong khi ba chỉ báo là con số tối đa, bạn cũng có thể giao dịch với hai hoặc một chỉ báo nhất định. Lưu ý rằng nếu giao dịch chỉ với một chỉ báo duy nhất, bí quyết khôn ngoan dành cho bạn là kiểm tra kỹ càng lại các tín hiệu của chỉ báo này phát ra ở những mốc thời điểm khác nhau hoặc tra cứu đến dữ liệu cơ bản.

Khi bạn biết được rằng loại tài sản mà bạn muốn giao dịch là loại nào và làm thế nào để giao dịch, bạn có thể thiết lập nên hệ thống giao dịch của riêng mình với các thông tin được cung cấp như trên. Nếu như, ví dụ, bạn muốn giao dịch trong các thị trường có độ bất ổn định lớn và tiến hành đặt lệnh tại thời điểm diễn ra xu hướng đảo ngược, bạn nên cân nhắc sử dụng các chỉ báo về giao động và xu hướng.

Nhiều nhà giao dịch khuyến nghị rằng nên sử dụng chỉ báo thuộc những nhóm khác nhau

Thực ra thì, việc sử dụng cả hai chỉ báo thuộc cùng một nhóm sẽ không mang lại nhiều tác dụng. Chúng có thể biểu thị các thông tin theo một cách hiểu khác hoặc đưa ra một góc nhìn thú vị, nhưng trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ mong muốn sử dụng các chỉ báo thuộc những nhóm khác nhau để chúng bổ trợ lẫn nhau.

Bây giờ thì, khi nào bạn biết cách để phát triển một hệ thống giao dịch của chính mình và kết hợp các chỉ báo một cách hợp lý, bạn có thể tiếp tục trên nền tảng giao dịch và thử thực hành chúng, bạn có thể học thêm nhiều điều trong quá trình thực hành. “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, và câu thành ngữ trên cũng có thể áp dụng với việc giao dịch.

Rate this post

Dũng Phạm

Tôi là một nông dân chính hiệu đam mê internet và chia sẻ các kiến thức cá nhân có được. Sau nhiều năm tìm hiểu về cách sử dụng máy tính tôi đã thực hiện việc gõ văn bản thành thạo. Đầu tư tài chính cũng là một sự đam mê của tôi và tôi mong muốn chia sẻ kiến thức về tài chính tới mọi người
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x