Thủ Thuật Giao Dịch Với Mức Hỗ Trợ – Kháng Cự Nhà Đầu Tư Nên Biết

[toc]Mức hỗ trợ – kháng cự là công cụ giao dịch rất quen thuộc của mọi nhà đầu tư trên sàn Olymp Trade. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết những tính năng tuyệt vời có thể có được từ hai đường giới hạn quyền năng này. Cùng Olymp Trade Việt Nam tìm hiểu 3 thủ thuật giao dịch với mức hỗ trợ – kháng cự cực hữu ích để giúp bạn có được nhiều thông tin giao dịch quý giá hơn từ hai đường mức quen thuộc này nhé.

Điểm mấu chốt khi sử dụng các đường hỗ trợ và kháng cự chính là chúng ta cần xác định được sức mạnh của giá khi chạm tới ngưỡng giới hạn hỗ trợ – kháng cự trên biểu đồ, và giá có đủ mạnh để phá vỡ hai đường ngưỡng giới hạn không hay sẽ quay đầu và di chuyển theo hướng ngược lại. Không chỉ thế, dựa vào 1 – 2 đỉnh giá – đáy giá (nơi giá quay đầu), chúng ta cũng có thể tự xác định được các ngưỡng giới hạn thị trường và từ đó dự đoán giá có thể sẽ lặp lại sự đảo chiều khi đạt đến những đường mức kháng cự – hỗ trợ trong quá khứ.

Xem thêm:

Thủ Thuật Giao Dịch Với Mức Hỗ Trợ – Kháng Cự 1

Ta phải xác định được rằng, tại điểm giá quay đầu từ giảm sang tăng (đáy giá), một vùng hỗ trợ hình thành cho thấy áp lực mua khá lớn. Ngược lại, ở đỉnh giá đảo chiều từ tăng sang giảm sẽ có một vùng kháng cự hình thành cho thấy áp lực bán rất lớn (đủ sức khiến xu hướng giá thay đổi).

Điều đó cũng có nghĩa là, vùng hỗ trợ – kháng cự càng mạnh mẽ thì đồ thị giá sẽ không xoay quanh các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự mà giá sẽ chỉ “chạm” vào mức hỗ trợ – kháng cự và sẽ ngay lập tức quay ngược lại đảo chiều so với xu hướng ban đầu.

Chính vì thế, nếu trên biểu đồ giá, đường đồ thị giá chưa chạm hẳn đến hai ngưỡng hỗ trợ – kháng cự, tuy nhiên, nến giá có phần mũi nến (ngon nến) dài bất thường và chạm tới 1 trong 2 đường mức giới hạn, thì bạn cũng có thể tận dụng và coi đó là một tín hiệu của xu hướng đảo chiều. Lưu ý rằng, tín hiệu này chỉ sử dụng được khi ngọn nến có mũi chạm vào đường kháng cự là một nến doji (doji là nến cho tín hiệu đảo chiều xu hướng rất mạnh mẽ).

Thủ thuật giao dịch với mức hỗ trợ – kháng cự 1

Bạn có thể quan sát đồ thị trên đây. Tại điểm A, B, có thể thấy, dù ở cả hai điểm đồ thị giá đều chưa chạm đến đường hỗ trợ – kháng cự, tuy nhiên, tại các đỉnh – đáy giá đều hình thành nến doji với mũi nến dài và chạm tới hai mức giới hạn này. Đây chính là tín hiệu khá chắc chắn cho thấy giá sẽ đảo chiều, mà sự thật là giá đã đảo chiều rất mạnh mẽ. Và chỉ cần có 1, 2 tín hiệu từ A và B, chúng ta hoàn toàn có thể dự đoán được giá tại C cũng sẽ đảo chiều ngay khi nến doji hình thành với phần ngọn nến chạm vào mức kháng cự.

Thủ Thuật Giao Dịch Với Mức Hỗ Trợ – Kháng Cự 2

Thủ thuật giao dịch với mức hỗ trợ – kháng cự tiếp theo chỉ khác biệt một chút rất nhỏ so với ứng dụng đầu tiên của mức hỗ trợ và kháng cự, chính là dựa vào những điểm giá quay đầu để xác định vùng hỗ trợ – kháng cự trên thị trường.

Tương tự, chúng ta có thể thấy: giá tăng, chứng tỏ cầu về tài sản đó trên thị trường đang tăng lên dần. Giá tăng đến một mức nhất định nào đó sẽ dừng lại không tăng nữa, và có xu hướng đảo chiều quay đầu giảm. Điều này có thể lý giải là do trên thị trường xác lập một mức “giá trần” vô hình nào đó, mà người mua sẽ chỉ chấp nhận mua vào khi giá nhỏ hơn mức giá được xác lập.

Đồng nghĩa với việc khi giá tăng đạt tới một mức vô hình nào đó, người mua vào sẽ cảm thấy tài sản đó “quá đắt” và không mua nữa, đồng thời có động thái “BÁN RA” để tận dụng xu hướng giá tăng. Cung bắt đầu tăng nhiều hơn cầu, và giá sẽ lại quay đầu theo xu hướng giảm. Rõ ràng, mức giá trần vô hình được xác lập ấy chính là ngưỡng kháng cự, và mức giá này được xác lập do những rào cản trong tâm lý cung – cầu trên thị trường.

Dựa vào phân tích trên, chúng ta có được một kết luận: nếu như xác định được chính xác giá tăng (hoặc giảm) đến một mức nhất định nào đó và sau đó quay đầu di chuyển theo chiều ngược lại, bạn hoàn toàn có cơ sở để tin rằng trong ngắn hạn, giá sẽ tiếp tục quay đầu khi đạt tới mức giá tại điểm đỉnh – đáy trong quá khứ.

Điều này được đảm bảo bởi rào cản tâm lý trên thị trường, và bạn có thể xác nhận lại tín hiệu về ngưỡng hỗ trợ – kháng cự để chắc chắn hơn qua 1 – 2 đỉnh/đáy liên tiếp trong ngắn hạn. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng quy tắc này chỉ có thể áp dụng chính xác trong các giao dịch ngắn hạn với đỉnh – đáy xuất hiện liên tục, còn trong dài hạn, sẽ xuất hiện nhiều yếu tố ngẫu nhiên khác tác động thay đổi mức giá hỗ trợ – kháng cự đó.

Thủ thuật giao dịch với mức hỗ trợ – kháng cự 2

Trong biểu đồ trên, dựa vào đỉnh giá đầu tiên mà chúng ta có thể xác định được rằng vùng kháng cự sẽ xoay quanh mức 825. Và chỉ cần chờ đến thời điểm thứ hai giá tăng chạm tới ngưỡng 825, mở ngay một giao dịch Giảm để đón đầu xu hướng quay đầu của giá tại vùng kháng cự – chắc chắn bạn sẽ chiến thắng (lưu ý lại, thủ thuật giao dịch với mức hỗ trợ – kháng cự chỉ áp dụng được trong những giao dịch cực kỳ ngắn hạn).

Thủ Thuật Giao Dịch Với Mức Hỗ Trợ – Kháng Cự 3

Thủ thuậi giao dịch với mức hỗ trợ – kháng cự này có phần “cẩn trọng” hơn một chút, khi sử dụng tới 2 ngưỡng hỗ trợ – kháng cự để xác định tín hiệu giao dịch.

Thủ thuật giao dịch với mức hỗ trợ – kháng cự 3

Trong ví dụ trên đây có thể thấy thị trường hình thành hai mức kháng cự: mức kháng cự cao hơn ở A, và sau đó thị trường xác lập thêm một mức kháng cự thấp hơn ở B. Theo lý thuyết tâm lý thị trường mà nói, ở B có một tập hợp người chỉ sẵn sàng mua vào tài sản với mức giá thấp hơn so với ở A. Và do điểm B được xác lập sau điểm A nên rõ ràng tại C, giá sẽ quay đầu ngay tại mức kháng cự được xác lập tại B trước khi đủ sức để tăng đến mức kháng cự tại A.

Điều này rất dễ hiểu, bởi khi giá tăng đến mức tại B, người mua tại B đã dừng động thái mua vào mà bán ran gay khi giá đạt mức giá kháng cự tại B – khi đó giá sẽ quay đầu trước khi kịp phá vỡ kháng cự.

Chúc bạn thành công với các thủ thuật giao dịch với mức hỗ trợ – kháng cựOlymp Trade Việt Nam chia sẻ hôm nay nhé!